Muốn làm giàu, thoát khỏi cảnh nghèo,
trước hết phải do bản thân. Việc nhiều người lo lắng nếu ai cũng muốn
làm ông chủ thì ai làm công nhân là không có cơ sở.
Làm giàu từ nông nghiệp - trang trại
Tuy nhiên một số ý kiến phản hồi lại
không ủng hộ ý kiến của anh. Tôi xin phép viết bài này để bảo vệ quan
điểm của anh Đỗ Chí Hiếu và phản bác lại các ý kiến cho rằng quan điểm
này không đúng.
Nhưng vấn đề chính ở đây là bài học về tư tưởng, ý chí, và cách sống. Muốn làm giàu, thoát khỏi cảnh nghèo, trước hết phải
do bản thân. Phải thực sự mong muốn và kiên trì theo đuổi làm giàu thì mới làm giàu được.
Người phương Tây thường nói, nếu anh không thực sự mong muốn điều anh
đang theo đuổi, thì làm sao anh có thể đạt được điều đấy. Không có sự
mong muốn, đam mê mãnh liệt, ước mơ sẽ mãi chỉ là ước mơ. Bạn không mong
muốn và đam mê làm giàu, thì làm sao bạn đạt được mục tiêu này?
Một số ý kiến cho rằng, xã hội phải có ông chủ và nhân công, ai cũng
muốn làm kinh doanh và ông chủ, vậy lấy ai làm công nhân và lao động
chân tay. Suy nghĩ này quá đơn giản và lý thuyết. Làm ông chủ và làm
giàu là một quá trình, không phải vừa bắt đầu và trong một thời gian
ngắn là đã đạt được.
Và quá trình này đòi hỏi sự quyết tâm, ham muốn, và lòng kiên trì. Ai
không có 3 điều kiện này thì không thể đạt được mong muốn làm giàu. Nên
nói ai cũng thành ông chủ, không ai làm công nhân là không chính xác.
Người có đủ 3 yếu tố này sẽ thành ông chủ, những người còn lại sẽ là
người làm công. Các nhân vật giàu trong bài viết, trước khi họ thành ông
chủ, họ cũng là
người làm công. Trải qua một quá trình phấn đấu và không đầu hàng, họ
mới thành ông chủ. Còn nhân vật nghèo, họ không đủ quyết tâm và không có
mong muốn làm giàu to lớn nên họ chấp nhận làm người làm công.
Nói rằng mình không thể giàu vì không có điều kiện chẳng qua chỉ là một
lời biện hộ cho việc bản thân mình không đủ quyết tâm và mong muốn làm giàu.
Làm giàu không có nghĩa nhất thiết phải là ông chủ, và xã hội sẽ không
còn ai làm người làm công. Làm giàu có thể dựa trên tài năng và nỗ lực
của mình, không nhất thiết phải làm kinh doanh
và làm ông chủ.
Các
bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật cao, nhiếp ảnh gia, ca sĩ..., đâu
phải ai trong số họ cũng làm ông chủ. Họ vẫn là người làm công đấy thôi.
Nhưng bằng tài năng và sự nỗ lực của bản thân, họ vẫn làm giàu được. Kể
cả là nhân viên lao động chân tay bình thường, nếu họ có một quyết tâm
và mong muốn to lớn, họ vẫn giàu được.
Ông chủ, làm công, hay người kinh doanh, tất cả đều là những người phục
vụ xã hội. Ông chủ và người làm kinh doanh là những người có đầu óc
hơn, họ dùng đầu óc của mình để lao động chứ không có nghĩa họ ăn không
ngồi rồi và bóc lột sức lao động người khác.
Ông chủ và người làm kinh doanh, xét theo khía cạnh này, họ vẫn là
"người làm công" cho xã hội. Như vậy, xã hội vẫn không thiếu người làm
công. Sự giàu có là đến từ sự phục vụ xã hội. Anh nào phục vụ xã hội tốt
thì anh ấy nhanh giàu, còn anh nào lười biếng, làm việc ít, thì xã hội
đền đáp anh ấy ít, và mãi là người nghèo.
Một số ý kiến nói rằng không phải ai cũng làm giàu bằng cách lương
thiện, họ làm giàu bằng cách xấu xa. Xin hãy loại bỏ ngay ý nghĩ này, và
giáo dục thế hệ trẻ có lối sống và suy nghĩ lành mạnh và tích cực.
Một số ý kiến nói rằng giàu nghèo ở Việt Nam là do thế lực gia đình,
hay kiểu như con vua rồi lại làm vua. Gia đình giàu có và làm quan chức,
đó là một điều kiện thuận lợi và may mắn. Nhưng điều này ko phải ai
cũng có được. Chẳng lẽ chỉ vì nhà không ai làm quan, hay gia đình không
giàu có mà bạn từ bỏ ý định làm giàu thay đổi số phận?
Xin nhấn mạnh, hầu hết những doanh nhân giàu có hiện giờ, họ xuất phát
từ gia cảnh nghèo khó. Nói rằng mình không thể giàu vì mình không có
điều kiện như trên, chẳng qua chỉ là một lời biện hộ cho việc bản thân
mình không đủ quyết tâm và mong muốn làm giàu. Quan trọng là mình có gì
và sức mạnh tư tưởng của mình đến đâu, chứ không phải quan trọng là việc
tại sao một số người sinh ra lại được may mắn hơn mình.
Một số ý kiến nói rằng làm giàu cũng do nhiều yếu tố như thiên thời,
địa lợi, nhân hòa. Cái này không sai, nhưng một lần nữa tôi xin nói làm
giàu cũng như làm các việc khác, khoan tính đến các vấn đề khác, trước
hết anh phải có quyết tâm, nỗ lực, và ham muốn cao độ.
Trước khi thừa nhận thất bại, ít nhất anh cũng phải thử. Tư tưởng đầu
hàng từ trước khi bắt đầu chính là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự thất
bại. Các bạn có nhớ câu nói của Bác Hồ: "Không có việc gì khó, chỉ sợ
lòng không bền". Trước hết phải do quyết tâm của bản thân. Không có
quyết tâm thì liệu một người có thực hiện được ước mơ làm giàu không?
Không chỉ vấn đề làm giàu, mà cả các việc khác, vấn đề đầu tiên là do
ham muốn bản thân và tư tưởng. Phải có sự quyết tâm, ham muốn, và nỗ lực
thì mới đạt được mục tiêu mình mong muốn.
(Theo vnexpress)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét